2012年10月30日 星期二

Thực hành tiếng Việt Trình độ C Bài 9 Khoa học第九課 科學


試著翻譯一下課文

1 Hội thoại
會話

ANH:阿明,來這我跟你說。
MINH:你要說什麼? 從剛才到現在,你叫了很多次。讓我讀書吧。你少叫一點吧,不然我要去別處了喔。
ANH:你就放下書,看這篇文章,真的很好看。沒人會拿走你的書。
MINH:看什麼?(…)。這篇文章那裡好看!這不就是說人口增加的問題嗎?沒有人不知道,很舊的主題了。
ANH:你有仔細看嗎?這篇文章有趣的是有很多數據很有說服力。這個,自1960年到1999年,世界人口由30億增加到60億,就是只有40年的時間就增加了一倍。
MINH:嗯,知道了,還有什麼嗎?
ANH:1997年,全世界有超過8億人經常吃不飽。
MINH:嗯,有很多國家有那種情況,人口成長太混亂導致貧窮,特別是那些發展中的國家。
ANH:因此很多國家才需要做家庭計劃,若不如此如何可以限制家庭人數。將來你想生幾個小孩。
MINH:大家怎麼做我就怎麼做。而且我的小孩一定會成為太空人。
ANH: 真的嗎?
MINH:你忘記我很喜歡宇宙科學的問題。現在生活環境污染,人類的居住地減少,各種原料枯竭,當然我們應該研究科學,為了去各行星探險。如果可以發現任何可居住的行星,就太棒了。地球居民將可搬到那裡居住。
ANH:現在我才知道為為什麼老師特別喜歡你。你的想法跟老師一樣。真是有其師必有其徙。

2. Bài đọc  Chinh phục sao Hỏa ước mơ đã thành sự thật 征服火星 願望成真

紅土和綠石是最早寄回地球的火星影像。指揮中心的科學家們,立刻研究這些訊息。上傳網路的影像,有棕色的天空,乾枯地區及遠處的一些山丘。

之後,情況延長六個月,超過時速500兆公里(約合計120次地球到月球的距離)每小時26,000公里,Pathfinder太空船19977419時登陸火星。首次衝過火星的大氣圈,重600公斤太空船開始開傘,多次的掉落及飛出去在相當十層樓的高度,但是太空船的設備仍然安全。幾分鐘之後,Pathfinder太空船開始利用太陽能電池寄訊息回地球。這個計劃的負責人表示:我們希望Pathfinder太空船降落在南方溪谷,靠近個乾涸很久的河流,那裡最具有探測的條件。我們希望可以避開可能造成太空船危險的低窪洞穴。

198分,空間科學家們的希望成真。這是繼1976年美國Viking太空船第一次登陸火星之後,Pathfinder火星拓荒者號太空船成功下降。之後不久,Sojourner 船重10公斤,可以在一些地形上行駛,開始在火星上探險,在各地層找到水的訊號,及沖積地層。在Sojourner旅居者號火星車號在地面行走之前,各攝影機已經拍攝已經拍攝周圍地區,並且傳回指揮中心。根據傳回的各種訊息,中心的科學家替Sojourner 訂計畫。

現今,美國的科學家們有權冀望更多征服火星的計劃,他們已經提出時間:探險船Global Surveyor 降落火星,任務是繪製這個行星的地圖。自1998年到2004年陸續發射其他的探勘船。至2005年,一艘探測船有能力取得火星上的樣本返回地球,並且可以繼續發射…..



VI. Bài ̣̣đọc thêm
Tại sao con người lại ốm đau?

課外讀物
為什麼人類會生病呢?

為什麼幾千年的進化過程,不能淘汰所有的會使人得病是致死的基因?

二位美國的研究者,醫學家Randolph Nesse 及進化學生物學家George Wiliams,都是創立醫學部門Darwin的人,曾去尋找人類經常染病之各種原因及進化。根據他們的研究,對於人類來說,很多病不是完全沒有好處。忍耐病痛的能力,是有益的自衛行為。 比如像發燒,發燒經常是身體發炎的反應,因為當體溫升高時,很多種細菌無法產出。一些消化疾病流出,是一種將某些病菌流出體外的行動,恐懼感和疼痛感保護人類在可能嚴重的受傷。一些孕婦每天早上的難受的感覺,有任務禁止未來的母親讓尚未出生的小孩受傷。有毐的飲食傷害未出身的孩子。

二位研究者都認為,不久人類身體即可戰勝疾病,因為我們對很多細菌及病毒抵抗力很弱,因此我們可以很快的生出能力。

細菌進化的過程,一日之內可以經過一些進化,而我們需要花上數千年。當身體的抵禦系統找到抵禦某種病毐的方法,它們立刻折返形成另一種保護罩,並且重新開始戰鬥。聰明才智也不能幫助人類治這種小病。愈來愈多種細菌戰勝各種抗生素。難道必須經過一些自然的選擇,才,在市場上才會有有成功脫離這類的細菌能力的最新治病方法?

2012年10月16日 星期二

Tuồng

Tuồng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Diễn viên Tả Giang trong vai Lã Bố, vở Phụng Nghi Đình 1960 diễn ở Sài Gòn
Tuồng, tức hát bộ, còn gọi là hát bội hay luông tuồng là một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam.

Mục lục

 [ẩn

[sửa] Lịch sử

Hầu hết các học giả nghiên cứu kinh kịch Trung Quốc đều xác nhận kinh kịch là loại kịch của Thanh triều tại kinh thành Bắc Kinh, tức "Bắc Kinh kịch nghệ". Còn hát bộ của Việt Nam là hát diễn tương tự kinh kịch nhưng theo "Kinh điển kịch lệ". "Bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn. Vì vậy mới gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ". Gọi là “hát bội” bởi trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ …lên người. Theo nhà nghiên cứu Vũ Khắc Khoan, cả hai tên gọi ấy đều đúng [1].
Lối hát tuồng du nhập vào Việt Nam vào thời điểm nào chưa được minh xác nhưng có truyền thuyết ghi rằng vào thời Tiền Lê năm 1005, một kép hát người Tàu tên là Liêu Thủ Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung.[2]
Sang thời nhà Trần, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn bắt được một tên quân nhà Nguyên tên là Lý Nguyên Cát vốn là kép hát. Vương tha tội chết cho Cát và sai dạy lối hát đó cho binh sĩ. Cát cho diễn vở "Vương mẫu hiến đào" để vua ngự lãm cùng các triều thần xem. Ai cũng cho là hay.[2]
Tuy nhiên người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tuồng Việt Nam là Đào Duy Từ (1572-1634). Ở Miền Trung Việt Nam trở ra gọi Tuồng do chữ "Liên Trường" là kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn. Từ "liên trường" do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng", "luôn tuồng"...
Sang thế kỷ 20 với sự ra đời của cải lươngkịch nói thu hút nhiều khán giả, nghệ thuật tuồng suy yếu nhiều tuy có cố gắng phục hưng với loại tuồng xuân nữ, tức là tuồng diễn theo đề tài xã hội tân thời và hát theo điệu "xuân nữ". Loại tuồng này pha phong cách cải lương, đánh võ Tàu... Dù vậy giới hâm mộ tuồng càng ngày càng ít.[3].
Ba trường phái[4] lớn trong hát bội là:
  1. Tuồng cung đình Huế
  2. Tuồng Quảng Nam
  3. Tuồng Bình Định

[sửa] Diễn xuất

Hát tuồng trong lễ Kỳ yên tại đình Mỹ Phước (Long Xuyên) năm 2010
Lối diễn xuất thường được khuếch đại hơn sự thật ngoài đời để khán giả dễ cảm nhận. Các động tác càng nhỏ càng nhanh, khi lên sân khấu càng cần tăng cường điệu thì khán giả mới kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng còn dùng để biểu lộ cái "tâm" của nhân vật thiện, ác. Nhất nhất đều phân thành từng bộ riêng, không thể diễn bộ "Trung" cho vai đứa "Hèn" hay đứa "Nịnh". Thậm chí lên ngựa xuống ngựa còn phân biệt Bộ của trung tướng khác bộ dạng nịnh thần. Mọi động tác đã thành thông lệ hay ước lệ. Nhất là vào thời trước khi kỹ thuật âm thanh và ánh sáng chưa đáp ứng được cho nghệ thuật trình diễn, hình ảnh diễn xuất chưa thể kéo lại nhìn gần, không thể "trung cảnh", "cận cảnh", làm tăng cường độ các động tác giúp khán giả xem được toàn cảnh, dù ngồi xa hay gần chiếu diễn (sân Khấu) đều nhìn thấy.
Lối múa, đi và đứng có những động tác cách điệu, trong nghề gọi là , xiên, lỉalăn.[5]
Diễn viên nào ra sân khấu từ cánh gà tay mặt (sinh môn) đều sống tới cuối tuồng, dẫu có bị kẻ gian hãm hại cũng không chết. Ngược lại, diễn viên nào ra sân khấu từ cánh gà bên trái (tử môn) cũng phải chết, dẫu làm tới Hoàng đế [6].

[sửa] Điệu hát

Ngôn ngữ ca ngâm thì dùng giọng thật to, thật cao và rõ. Điệu hát quan trọng nhất trong hát bội là "nói lối", tức là nói một lúc rồi hát, thường để mở đầu cho các khúc hát khác. "Nói lối" có hai giọng chính là "Xuân" và "Ai". "Xuân" là giọng hát vui tươi, còn "Ai" là bi thương, ảo não. Nói lối giọng Ai còn được gọi là "lối rịn". Ngoài ra còn có những "lối hằng", "lối hường", "lối giậm". Hát thì có những điệu "Nam", "Khách", "thán", "oán", và "ngâm".

[sửa] Hóa trang

Một số y phục dùng trong hát tuồng
Hai diễn viên hát bội vào đầu thế kỷ 20
Hát bộ là nghệ thuật mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma.[7]
Về y trang thì võ tướng khi ra trận mặc võ giáp có cắm cờ lịnh sau lưng. Vua mặc áo thêu rồng; hậu phi mặc áo thêu phượng. Đào mặc áo lụa trắng đóng vai tiểu thơ đài các còn lụa đỏ dành cho cô dâu, v.v...

[sửa] Dàn nhạc

Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Dàn nhạc được đặt bên tay phải sân khấu (từ trong nhìn ra). Tay phải ứng với cửa "sinh" trong khi bên trái là cửa "tử".[8]

[sửa] Kịch bản và đề tài

Tuồng tích trong vở diễn của hát bộ thường là các cổ tích, kịch bản phóng tác từ kinh điển truyện cổ Trung Hoa như Tam Quốc Chí, Vạn Hoa Lầu, Ngũ Hổ Bình Tây... Tuồng tích đã sẵn trong sách nên người xem phần lớn đều biết rành kịch tình và đến rạp chỉ xem kịch tính của các nghệ sĩ và đạo diễn mà thôi. Loại này cũng được xem là tuồng pho. Tuồng pho thì theo sát đạo lý, có thể tóm tắt là:
Phụ tử đắc kỳ hiếu
Quân thần tận kỳ trung
Phu phụ đơn kỳ thuận
Bằng hữu chi kỳ tín
Huynh đệ toàn kỳ cung.[2]
Ngoài ra thì có tuồng hài với cốt truyện tự do hơn, không nhất thiết đề cao đạo lý tam cương ngũ thường như tuồng pho [9]
Lối trình bày tuồng dùng nhiều thể văn học như Đường thi, phú, song thất lục bátlục bát ghép với lễ nhạc và một số điệu múa.[3] Lời văn thì nhiều khi có vần và có đối.
Thầy tuồng, tức đạo diễn, hay còn gọi là nhưng tuồng là người chọn vở tuồng cùng cách diễn cho kép đóng đúng vai. Thơ tuồng là người thuộc lời để nhắc tuồng khi các diễn viên lên sân khấu. Kép chính thì tên trong nghề gọi là biện tuồng.[2]

[sửa] Những vở tuồng nổi tiếng

[sửa] Tham khảo và chú thích

  1. ^ Phần giải thích hát bội, căn cứ theo Vũ Đức Sao Biển, tr. 92.
  2. ^ a b c d e "Hát bội". Thế giới Tự do Tập Tập X Số 8. Sài Gòn: Sở Thông tin Hoa Kỳ, 1961. tr 25
  3. ^ a b Theo Hoàng Chương, "Tóm tắt về hành trình sân khấu Việt Nam" in trong Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989-1995, Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương, Hà Nội, 1989.
  4. ^ Trần Văn Khê. tr 315
  5. ^ Trần Văn Khê. tr 304.
  6. ^ Theo Vũ Đức Sao Biển, "Hát bội Quảng Nam", tr. 93.
  7. ^ Trần Văn Khê. tr 305.
  8. ^ Trần Văn Khê. tr 302.
  9. ^ Thông tin liên quan: Theo Vũ Đức Sao Biển, tuồng có hai thứ: Tuồng pho và tuồng đồ. 1/ Tuồng pho là những vở tuồng chính quy, lấy sự tích từ trong sử sách (phần lớn là của Trung Quốc) để viết ra, như: Phụng Nghi đình, Sơn hậu, Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, v.v… Văn chương ở đây là văn chương bác học, có rất nhiều câu chữ Hán. 2/ Tuồng đồ là những vở tuồng được viết bằng chữ Nôm hay Quốc ngữ, nội dung lấy từ những sự tích văn chương trong văn học Việt Nam rồi cải biên thành tuồng. Tuồng đồ nặng về giải trí, giàu tính hài hước nên đáp ứng đông đảo thị hiếu và trình độ thưởng ngoạn của người bình dân. Thí dụ như các tuồng: Nghêu sò óc hến, Trần Bồ, Trinh thử, v.v...Các tác giả tuồng đồ thường không để lại danh tính, có lẽ vì mặc cảm cải biên từ văn chương người khác ("Hát bội Quảng Nam", tr. 92).

[sửa] Xem thêm

Công cụ cá nhân
Không gian tên

Biến thể
Tác vụ

Cải lương 改良劇

Cải lương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Trích đoạn cải lương Tự Đức dâng roi - màn trình diễn cải lương trên chợ nổi tại lễ hội ẩm thực thế giới 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh
Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Longnhạc tế lễ[1].
Giải thích chữ "cải lương" (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản.[2]
Về thời gian ra đời, theo Vương Hồng Sển: tuy "có người cho rằng cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông thì kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà Hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới "bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách...nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ..."[3]

Mục lục

 [ẩn

[sửa] Lịch sử

[sửa] Từ Đờn ca tài tử

Đã đến lúc, theo Vương Hồng Sển, người ta nghe hát bội hoài, hát bội mãi, cũng chán tai thét hóa nhàm[4] thì các ban tài tử đờn ca xuất hiện.
Buổi đầu, khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các nhóm đờn ca được thành lập cốt để tiêu khiển, để phục vụ trong các buổi lễ tại tư gia, như đám tang, lễ giỗ, tân hôn...nhưng chưa hề biểu diễn trên sân khấu hay trước công chúng.
Và nếu trước kia “cầm” (trong “cầm, kỳ thi, họa”) là của tầng lớp thượng lưu thì đến giai đoạn này nó không còn bị bó buộc trong phạm vi đó nữa, mà đã phổ biến rộng ra ngoài. Chính vì thế nhạc tài tử ở các tỉnh phía Nam, về nội dung lẫn hình thức, dần dà thoát ly khỏi nhạc truyền thống có gốc từ Trung, Bắc.
Nhắc lại giai đoạn này, trong Hồi ký 50 năm mê hát, có đoạn:
Căn cứ theo sách vở thâu thập và những lời của người lớn tuổi nói lại, và nếu tôi (Vương Hồng Sển) không lầm thì buổi sơ khởi của cải lương, là do sự ngẫu nhiên, sự tình cờ, là do lòng ái quốc mà nên.
Tác giả giải thích:
Người miền Nam có cái hay là khi biết dùng bạo lực cải hại thân vào tù, thì họ không dùng bạo lực. Họ cố đè nén lòng thương nước, chôn giấu trong một bề ngoài lêu lổng, chơi bời...Họ (những tài tử) thường tụ họp vừa tập ca cho vui, vừa trau giồi nghệ thuật...rồi mỗi khi có đám tang, vào lúc canh khuya...họ cũng hòa đờn, tập dượt ca cho đúng nhịp, để đánh cơn buồn ngủ. Sau thành thói tục, mỗi dịp “quan - hôn - tang - tế” (chủ nhà) đều có mời họ cho rôm đám.[4]
Khi ấy, Đàn ca tài tử gồm hai nhóm:
  • Nhóm tài tử miền Tây Nam Bộ, như: Bầu An, Lê Tài Khị (Nhạc Khị), Nguyễn Quan Đại (Ba Đợi), Trần Quang Diệm, Tống Hữu Định, Kinh Lịch Qườn, Phạm Đăng Đàn...
  • Nhóm tài tử Sài Gòn, như: Nguyễn Liên Phong, Phan Hiển Đạo, Nguyễn Tùng Bá...

[sửa] Đến lối Ca ra bộ

Qua lối năm 1910, ông Trần Văn Khải kể:
Ở Mỹ Tho có ban tài tử của Nguyễn Tống Triều, người Cái Thia, tục gọi Tư Triều (đờn kìm), Mười Lý (thổi tiêu), Chín Quán (đờn độc huyền), Bảy Vô (đờn cò), cô Hai Nhiễu (đờn tranh), cô Ba Đắc (ca sĩ). Phần nhiều tài tử nầy được chọn đi trình bày cổ nhạc Việt Nam tại cuộc triển lãm ở Pháp. Khi về, họ cho biết rằng Ban tổ chức có cho họ được đờn ca trên sân khấu và được công chúng đến xem đông đảo...[5]
Nghe được cách cho "đờn ca trên sân khấu", Thầy Hộ, chủ rạp chiếu bóng Casino, ở sau chợ Mỹ Tho, bèn mời ban tài tử Tư Triều, đến trình diễn mỗi tối thứ tư và thứ bảy trên sân khấu, trước khi chiếu bóng, được công chúng hoan nghinh nhiệt liệt.
Trong thời kỳ này, Mỹ Tho là đầu mối xe lửa đi Sài Gòn. Khách ở các tỉnh miền Tây muốn đi Sài Gòn đều phải ghé trạm Mỹ Tho. Trong số khách, có ông Phó Mười Hai ở Vĩnh Long là người hâm mộ cầm ca. Khi ông nghe cô Ba Đắc ca bài Tứ Đại, như bài “ Bùi Kiệm - Nguyệt Nga”, với một giọng gần như có đối đáp, nhưng cô không ra bộ. Khi về lại Vĩnh Long, ông liền cho người ca đứng trên bộ ván ngựa và "ca ra bộ"[6]. Ca ra bộ phát sinh từ đó, lối năm 1915 - 1916.
Cũng theo Vương Hồng Sển:
các điệu ca ra bộ và cải lương sau này đều chịu ảnh hưởng của các buổi hát nhân những kỳ bãi tường do các trường trung học Taberd, Mỹ Tho, trường tỉnh Sóc Trăng...Cho nên chúng ta không nên ơn các nhà tiền bối, phần đông là các giáo sư trường Pháp, đã có sáng kiến dìu dắt và dạy cho ta biết một nghệ thuật hát ca khác với điệu hát bội thời ấy...[7]
Nhà văn Sơn Nam còn cho biết:
năm 1917, Lương Khắc Ninh, sành về hát bội, đã diễn thuyết tại hội khuyến học Sài Gòn: Người An Nam ta thuở nay vẫn cho nghề hát là nghề hạ tiện, nên người có học thức một ít thì không làm…(nay) muốn cải lương phải làm sao?...Chuyện nói đây không khó. Có học trò trường Taberd đến lúc phát thưởng, nó ra hát theo Lang Sa (Pháp), bộ tịch như Lang Sa. Rất đổi là hát theo ngoại quốc, trẻ em còn làm được, hà huống người An Nam mà hát An Nam không được sao?...Rồi đoàn ca nhạc kịch bên Pháp mỗi năm sáu tháng đã đến Sài Gòn trình diễn, có màn có cảnh phân minh, mỗi tuồng dứt trọn một đêm. Công chúng người Việt hâm mộ, thấy hợp lý, thêm tranh cảnh gọi Sơn thủy, đẹp mắt.[8]
Và rồi ngay năm này (1917), ông André Thận (Lê Văn Thận) ở Sa Đéc lập gánh hát xiệc, có thêm ít màn ca ra bộ.

[sửa] Hình thành Cải lương

Từ Anh, Năm Châu, Tư Út, Phùng Há, Ba Liên trong tuồng Khúc Oan Vô Lượng, gánh Trần Đắc (Cần Thơ) diễn trên sân khấu khoảng năm 1931
Qua năm 1918, cũng theo Vương Hồng Sển, năm 1918, bỗng Tây thắng trận ngang (Đệ nhất thế chiến), mừng quá, toàn quyền Albert Sarraut nới tay cho phép phe trí thức bày ra một cuộc hát lấy tiền dâng “mẫu quốc” và cho phép lập hội gánh hát để dân bản xứ lãng quên việc nước, thừa dịp đó dân trong Nam bèn trau giồi nghề đờn ca và đưa tài tử salon lên sân khấu...[9]. Nhân cơ hội ấy, ông Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho chuộc gánh của ông André Thận rồi sắm thêm màn cảnh, y phục và nhờ ông Trương Duy Toản soạn tuồng, đánh dấu sự ra đời của loại hình nghệ thuật cải lương.
Đến năm 1920, cái tên “cải lương” xuất hiện lần đầu tiên trên bản hiệu gánh hát Tân Thịnh (1920) với câu liên đối:
Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.
Mặc dù Vương Hồng Sển đã nói cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ, nhưng theo sự hiểu của ông thì:
  • Năm 1915 trở về trước, tại miền Nam, tài tử còn ca kiểu “độc thoại”.
  • Năm 1916, có ca kiểu "đối thoại" (ca ra bộ)
  • Đêm 16 tháng 11 năm 1918, tại Rạp Hát Tây Sài Gòn, có diễn tuồng Pháp - Việt nhứt gia (tức Gia Long tẩu quốc) đánh dấu thời kỳ phôi thai của cải lương.
Sau đêm này, André Thận trước và Năm Tú sau, đã đưa cải lương lên sân khấu thiệt thọ. Năm 1922, tuồng Trang Tử thử vợ và tuồng Kim Vân Kiều diễn tại rạp Mỹ Tho rồi lên diễn tại rạp Chợ Lớn và rạp Modern Sài Gòn...lúc này hát cải lương mới thành hình thật sự...[10]
Và diễn biến tiếp theo của cải lương được Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam tóm gọn như sau:
Những năm 1920 - 1930 là thời kì phát triển rực rỡ, nhiều gánh hát ra đời, nổi tiếng nhất là hai gánh Phước Cương Trần Đắc có dàn kịch gồm 3 loại: các tuồng tích của Trung Quốc, loại xã hội và loại phóng tác (như "Tơ vương đến thác", "Giá trị và danh dự").
Trong thời kì 1930 - 1934, nghệ thuật cải lương lan truyền ra ngoài Bắc và nhiều nghệ sĩ xuất sắc xuất hiện như Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nhiêu, Năm Châu... Thời kì kinh tế khủng hoảng, nhiều gánh hát tan rã. Dựa vào tâm lí của dân chúng ngả về tôn giáo, các gánh hát đua nhau diễn các tích về Phật, tiên, đi đầu là gánh hát Tân Thịnh.
Từ 1934, xuất hiện phong trào "kiếm hiệp", đi đầu là gánh Nhạn Trắng và tác giả Mộng Vân người Bạc Liêu. Những vở nổi tiếng: "Chiếc lá vàng", "Bích Liên vương nữ", "Bảo Nguyệt Nương". Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay... Nhiều vở diễn mới xuất hiện, nội dung phong phú và đa dạng.[11]

[sửa] Phát triển và Hưng thịnh

Tại miền Nam Việt Nam, thập niên 60 là thập niên hưng thịnh nhất của cải lương miền Nam, lấn át cả tân nhạc. Các sân khấu cải lương được đông khán giả đến xem hàng ngày, nên ngày nào cũng có diễn xuất, nhờ đó, các soạn giả và nghệ sĩ có cuộc sống khá sung túc, và một số ca sĩ tân nhạc phải tìm cách chuyển nghề sang hát cải lương để tìm kiếm thành công như Hùng Cường [12]. Riêng tại vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định đã có trên 39 rạp hát cải lương [13] và 20 nơi luyện cổ nhạc (gọi là "lò"), trong đó có những "lò" nổi tiếng như của Út Trong (từng là trưởng giàn cổ nhạc của gánh Thanh Minh suốt 13 năm, và là người đã huấn luyện Thanh Nga từ lúc còn thơ ấu), Văn Vĩ, Duy Trì, Huỳnh Hà, Tư Tân, Yên Sơn, Ba Giáo v.v.[12]. Trong những giải thưởng của ngành Cải lương thời đó, nổi tiếng và uy tín có giải Thanh Tâm, do ông ký giả Thanh Tâm (tên thật là Trần Tấn Quốc) thành lập, hoạt động từ năm 1958 đến năm 1968, mà người nhận giải đầu tiên là nữ nghệ sĩ Thanh Nga [14]. Những soạn giả tuồng nồi tiếng trong thời này có Năm Châu, Hà Triều, Hoa Phượng, Bảy Cao, Thiếu Linh, Thu An, Viễn Châu ( sáng tạo hình thức tân cổ giao duyên, tức là hát cải lương chung với tân nhạc) [15][16]. Những gánh hát cải lương nổi tiếng thời này có đoàn Thanh Minh, Thống Nhứt, Tiếng Chuông Vàng,... với những nghệ sĩ như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Tấn Tài, Dũng Thanh Lâm, Minh Cảnh, Minh Vương, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Kim Huệ, Thanh Thanh Hoa, v.v.... [17]
Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, cải lương miền Nam còn hoạt động mạnh 10 năm nữa, đến năm 1985, mới dần dần sa sút [13], vì nhiều lý do, trong đó có thiếu kịch bản hay, thiếu rạp diễn mới và thế hệ lão thành tàn lụi.

[sửa] Đặc điểm

[sửa] Bố cục

Khởi sự, các vở cải lương viết về các tích xưa, như Trảm Trịnh Ân, Vợ Ngũ Vân Thiệu bị tên, Cao Lũng vít thiết xa, Ngưu Cao tảo mộ, Thoại Khanh Châu Tuấn...hãy còn giữ mang hơi hướm theo kiểu hát bội, do các soạn giả lớp cải lương đầu tiên vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Sau này, các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội), như Tội của ai, khúc oan vô lượng, Tứ đổ tường... thì hoàn toàn theo cách bố cục của kịch nói, nghĩa là vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói.

[sửa] Đề tài & cốt truyện

Buổi đầu, kịch bản cải lương lấy cốt truyện của các truyện thơ Nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên...hoặc các vở tuồng hát bội, hoặc phỏng theo truyện phim và kịch bản Pháp, như Bằng hữu binh nhung (frères d’arme), Sắc giết người (Atlantide), Giá trị và danh dự (Le Cid), Tơ vương đến thác (La dame au camélias)... Vào những năm 1930, đã xuất hiện những vỡ mới viết về đề tài xã hội Việt Nam như đã kể trên.
Sau đó, lại có thêm các kịch bản dựa vào các truyện cổ Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Nhật Bản, Mông Cổ...Thế là cải lương có đủ loại tuồng ta, tuồng Tàu, tuồng Tây...sau có thêm dạng tuồng kiếm hiệp, tuồng Hồ Quảng v.v...chứng tỏ khả năng phong phú, biết đáp ứng sở thích của nhiều tầng lớp công chúng.
Sự dung nạp không thành kiến của cải lương có thể coi là sự lai tạp, nhưng đây cũng là khía cạnh đặc điểm có tính chất chung đối với văn hóa của vùng đất Nam Bộ.

[sửa] Ca nhạc

Các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca kịch. Là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch, vì soạn giả không sáng tác nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc có sẵn, cốt sao cho phù hợp với các diễn biến cùng sắc thái tình cảm của câu chuyện.
Sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Nam Bộ. Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số bài bản mới (như Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu mà sau này mang tên vọng cổ). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Hoa nhưng đã Việt Nam hóa. Ngoài trừ bản vọng cổ, dưới đây là một số bài bản được sử dụng khá phổ biến trong các tuồng cải lương:
- Tam nam: Nam xuân, Nam ai, Nam đảo (đảo ngũ cung) - Khốc hoàng thiên - Phụng hoàng - Nặng tình xưa - Ngũ điểm - Bài tạ - Sương chiều - Tú Anh - Xang xừ líu - Văn thiên tường (nhất là lớp dựng) - Ngựa ô bắc - Ngựa ô nam - Đoản khúc Lam giang - Phi vân điệp khúc - Vọng kim lang - Kim tiền bản - Duyên kỳ ngộ - U líu u xáng - Trăng thu dạ khúc - Xàng xê v.v... - Và các điệu lý, như: giao duyên, lý con sáo, lý tòng quân, lý cái mơn v.v..
Ngoài ra, khi các bài hát tây bắt đầu xuất hiện trên sân khấu cải lương như: Pouet Pouet (trong Tiếng nói trái tim), Marinella (trong Phũ phàng), Tango mysterieux (trong Ðóa hoa rừng)…thì lúc bấy giờ trong một đoàn cải lương xã hội có hai dàn nhạc: dàn nhạc cải lương thì ngồi ở trong, còn dàn nhạc jazz thì ngồi ở trước sân khấu...

[sửa] Dàn nhạc

Một đoàn Cải Lương không chỉ có các diễn viên diễn xuất trên sân khấu, mà luôn luôn phải có một dàn nhạc đi kèm. Vì thế, khi trình bày về âm nhạc trong nghệ thuật Cải Lương, không thể không nói tới dàn nhạc Cải Lương. Dàn nhạc Cải Lương có một vai trò đặc biệt trong tuồng diễn, đến nỗi, không có dàn nhạc thì không thể thành một tuồng diễn. Dàn nhạc trong Cải Lương không chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ, phụ hoạ cho giọng hát, mà còn tô điểm thêm cho từng giai điệu để làm nổi bật chiều sâu tâm lý của nhân vật, tạo thêm kịch tính cho kịch bản, góp phần cho sự thành công của tuồng diễn.
Có một điều đặc biệt cần chú ý là ngay từ buổi đầu, lúc mới khai sinh, trong nghệ thuật Cải Lương đã có sự tồn tại song song của hai dàn nhạc: dàn nhạc cổdàn nhạc tân[18]. Vai trò và sự tham gia của hai dàn nhạc trong vở diễn tuy có khác nhau nhưng không hề có sự lấn át lẫn nhau, mà luôn bổ túc cho nhau. Đó là sự phối hợp độc đáo giữa nét truyền thống và nét hiện đại trong nền âm nhạc Cải Lương.
  • Dàn nhạc cổ
Dàn nhạc cổ luôn giữ vai trò chủ chốt và là linh hồn của tuồng Cải Lương. Dàn nhạc cổ cũng mang đậm nét truyền thống và góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trong nghệ thuật âm nhạc Cải Lương.
Về mặt cấu trúc, dàn nhạc cổ thường sử dụng những nhạc cụ như: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn sến, đàn tỳ bà, Guitar phím lõm, song loansáo trúc.
  • Dàn nhạc tân
Dàn nhạc tân trong tuy chỉ đóng vai phụ, nhưng cũng rất tích cực, đồng thời cũng rất đa dạng về nhạc cụ. Như phần trên đã trình bày, ngay từ lúc Cải Lương được hình thành, thì đã có sự góp mặt của dàn nhạc tân. Dựa vào vai trò của nó trong vở diễn, chúng ta tạm chia quá trình phát triển của dàn nhạc tân thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu từ năm 1920-1940; giai đoạn hai từ 1940-1960; giai đoạn ba từ 1960-1975.
Ở giai đoạn đầu, dàn nhạc tân không tham gia vở diễn mà chỉ đóng vai trò như một tiết mục quảng cáo, tức là biểu diễn trước lúc tuồng Cải Lương được bắt đầu; hoặc chỉ được sử dụng để "lấp vào chỗ trống" khi chuyển màn, chuyển cảnh... Trong giai đoạn này, cấu trúc của dàn nhạc tân chỉ có bộ hơi (các loại kèn đồng) kèm với một dàn trống Jazz.
Ở giai đoạn thứ hai, khi nghệ thuật Cải Lương dung nạp thêm một số bài tân nhạc, thì dàn nhạc tân cũng bắt đầu được tham gia vở diễn. Nhưng sự tham gia này còn rất hạn chế, chỉ đệm cho diễn viên hát những đoạn tân nhạc. Đến lúc này thì dàn nhạc tân có thêm hai cây Guitar solo và Guitar Bass.
Ở giai đoạn thứ ba thì dàn nhạc tân coi như có vai trò ngang hàng với dàn nhạc cổ trong vở diễn. Ngoài chức năng đệm cho tân nhạc, dàn nhạc tân còn phụ hoạ, điểm xuyến cho những vai diễn. Lúc này, dàn nhạc tân dung nạp thêm cây Piano và cây Organ.
Ngày nay, dàn nhạc tân còn dung nạp thêm nhiều loại nhạc cụ hiện đại khác, đặc biệt là cây Organ điện tử với các chức năng ngày càng đa dạng. Cây Organ điện tử hiện đại này đang thao túng trên sân khấu Cải Lương, quá lạm dụng, nhiều lúc cái hồn và chất âm nhạc truyền thống của Cải Lương bị sai lệch[19].

[sửa] Diễn xuất

Diễn viên cải lương diễn xuất như kịch nói. Chỉ khác là diễn viên ca chứ không nói. Cử chỉ điệu bộ phù hợp theo lời ca, chứ không cường điệu như hát bội. Vương Hồng Sển nói: Hát bội tượng trưng nhiều quá và la lối lớn tiếng quá, trái lại cải lương ca rỉ rả cho thêm muồi...[20]
Sau này (khoảng những năm 60), cải lương có pha thêm những cảnh múa, đu bay, diễn võ...cốt chỉ để thêm sinh động...

[sửa] Y phục, tranh cảnh

Trong các vở diễn về tuồng tích xưa hay lấy cốt truyện ở nước ngoài thì y phục của diễn viên và tranh cảnh trên sân khấu cũng được chọn lựa sao gợi được bối cảnh nơi xảy ra câu chuyện, nhưng cũng chỉ mới có tính ước lệ chứ chưa đúng với hiện thực. Trong các vở về đề tài xã hội, diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời.

[sửa] Ghi công

Sơ khởi nên kể công ông Tống Hữu Định (tức Phó Mười Hai). Kế đó, người có công gầy dựng và đưa lên sân khấu là ông André Thận. Bên cạnh đó còn có vài người góp sức như: Kinh-lịch Quờn (hay Hườn), Phạm Đăng Đàng...
Ngoài ra còn phải kể đến công của những bầu gánh, soạn giả, nhạc sĩ và các đào kép tài danh thuộc thế hệ đầu, như: Tư Sự (gánh Đồng Bào Nam), Hai Cu (gánh Nam Đồng Ban), Trần Ngọc Viện (gánh Nữ Đồng Ban), Trương Duy Toản, Ba Ðại, Hai Trì, Nhạc khị, Năm Triều, Sáu Lầu (Cao Văn Lầu), Nguyễn Tri Khương, Trần Văn Chiều (tự Bảy Triều), Ba Ðắc, Bảy Lung, Ba Niêm, Hai Nhiều, Hai Cúc, Năm Phỉ, Ngọc Xứng, Ngọc Sương, Phùng Há, Tư Sạng, Hai Giỏi, Năm Nở, Trần Hữu Trang, Tư Chơi, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nam v.v... Tất cả đã góp phần hình thành và phát triển loại hình nghệ thuật cải lương.
Cũng nên nói thêm, từ sau Hiệp định Geneve (1954), cải lương càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại hình nghệ thuật, một bộ môn sân khấu có khả năng thu hút đông đảo khán thính giả. Và do sáng kiến của ông Trần Tấn Quốc, một nhà báo kỳ cựu, giải Thanh Tâm được thành lập năm 1958 và liên tiếp mỗi năm kế sau đều có phát huy chương và khen thưởng cho những nam nữ nghệ sĩ trẻ có triển vọng nhất trong năm.

[sửa] Một số vở cải lương nổi tiếng

[sửa] Xem thêm

[sửa] Chú thích

  1. ^ Xem mục từ "Cải lương" trên Bách khoa toàn thư Việt Nam [1]. Lê Văn Hảo trong một bài viết, đã cho biết: Tiếp thu di sản âm nhạc cổ điển và âm nhạc cung đình ở Phú Xuân-Huế, các nghệ nhân đầu tiên của vùng đất mới đã sáng tạo nên hai dòng nhạc tế lễ và nhạc tài tử Nam Bộ gồm "ba Nam, sáu Bắc, bảy Dài, bốn Oán". Muốn cho hoàn thiện, phải thêm mười bài Liên Hoàn và tám bài Ngự. Và trên cơ sở nhạc tài tử, nhạc tế lễ và dân ca đồng bằng sông Cửu Long, khởi đầu từ lối "ca ra bộ" khiêm tốn, tài năng của các nghệ nhân nhiều thế hệ - từ nhiều địa phương đam mê nghệ thuật như Bạc Liêu, Trà Vinh qua Bến Tre, Mỹ Tho tới tận Sài Gòn - đã cung cấp cho kho tàng âm nhạc và sân khấu Việt Nam một khúc Vọng cổ và một nghệ thuật Cải Lương... [2]
  2. ^ Cải lương...bài của Gs. Trần Văn Khê.
  3. ^ Hồi ký 50 năm mê hát, tr. 207)
  4. ^ a b Hồi ký 50 năm mê hát, tr. 25
  5. ^ Trích Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Thanh Trung thư xã Sài Gòn, không đề năm xuất bản, tr 19-20.
  6. ^ Một trình thức diễn xuất thô sơ. Năm 1918, gánh hát của Đốc phủ Bảy & Đặng Thúc Liêng làm bầu, lựa danh từ “hát bộ” để gọi cho cách diễn mới, khiến về sau có nhiều người lầm lộn nên đã “vừa viết báo vừa hô hào xin dùng chữ hát bộ thay cho danh từ hát bội chính cống (Hồi ký 50 năm mê hát, tr. 38 và 60.)
  7. ^ Hồi ký 50 năm mê hát tr. 61
  8. ^ Lịch sử An Giang, Nxb TH An Giang, 1988, tr. 183-184.
  9. ^ Hồi ký bốn mươi năm mê hát, tr. 28 - 29.
  10. ^ Hồi ký bốn mươi năm mê hát tr. 215.
  11. ^ Xem bài "Một Vài Vấn Đề Về Nhạc Cổ Truyền Việt Nam" của GS. Trần Quang Hải tại đây
  12. ^ a b “Nhạn trắng Gò Công” từng là đào thương, RFA, 13/2/2012
  13. ^ a b Đâu rồi thời hoàng kim của Cải lương!, RFA, 16/4/2011
  14. ^ Bài 1: Giải Thanh Tâm và nữ nghệ sĩ Thanh Nga, Ngành Mai, RFA, 19/4/2011
  15. ^ Soạn giả Hà Triều Hoa Phượng, RFA, 29/5/2011
  16. ^ Nghệ sĩ Năm Châu: nguồn sáng tạo vô tận cho cải lương và điện ảnh Việt Nam, RFA, 6/6/2011
  17. ^ Những giọng ca vàng của sân khấu cải lương Sài Gòn trước