BÃI XÀU是柬文發音bai chhau,音譯成越文的 BÃI XÀU
這個地名傳說來自於越南的柬人後裔Khơ Me人(越南的少數民族之一)
簡單的說是很久以前,有一位皇帝很喜歡一位女侍。
但是, 朝廷和內宮的人都討厭她。有一天,他們告訴皇帝:「這位女侍,在皇帝的飯裡加入很多不好的東西」,皇帝因此很生氣,便要殺這女侍。
女侍聽說後就逃跑了。
她來到一個地方,並且準備煮飯。但是,飯還沒煮好就聽說皇帝的人快到了。
所以, 她立刻逃走。
等皇帝的人馬抵達之時,只看到飯鍋裡還沒煮好的飯。
後來,人們就稱這地方是nồi cơm sống (bai chhau)
越文: BÃI XÀU
http://bangioivadantoc.tvu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=36%3As-tich-ten-bai-xau&catid=8%3Atruyn-dan-gian&Itemid=39&lang=vi
SỰ TÍCH TÊN BÃI XÀU
Thuở
xưa, có một vị vua giàu có, lắm kẻ hầu hạ. Trong số những người hầu, Neang
Chanh là người rất có tài nấu nướng. Hôm nào Neang Chanh nấu, vua ăn cũng khen,
nên nhà vui rất yêu quý.
Ngày tháng trôi qua các cung mĩ nữ đâm rag hen ghét Neang Chanh và tìm cách hãm
hại nàng.
Một hôm,
có một cung phi đến tấu với vua rằng:
Neang
Chanh rất coi thường nhà vua; tất cả các món ăn, trước khi dâng lên vua nàng đều
ăn trước; thậm chí còn cho chất bẩn vào trong thức ăn. Nghe nói, vua tức giận
phán cho người hầu theo dõi.
Tên cận thần được
giao nhiệm vụ giám sát lại bị nhõm mĩ nữ lo lót, chẳng mấy chốc, những lời ton
hót để hãm hại Neang Chanh đã đến tai nhà vua.
Nghe lời quân hầu
giám sát, nhà vua định sẽ trị tội Neang Chanh. Hay tin nhà vua sẽ trị tội, chưa
biết tội gì Neang Chanh lo sợ, thu dọn đồ đạt được vua ban cho, lên thuyền trôi
dòng tìm đường ra biển, để trốn hình phạt của nhà vua.
Trên đường đi,
Neang Chanh dừng lại dọc đường để nấu cơm ăn. Cơm đang sôi, chưa kịp chin, nghe
tiếng reo hò của lính triều đình, Neang Chanh nhanh chóng tiếp tục lên thuyền
đi trốn.
Quân triều định
đến nơi chỉ còn thấy một nồi cơm sống (bai chhau) để lại. Từ đó, nơi Neang
Chanh để lại nồi cơm sống ấy, được đồng bào Khmer gọi là Sróc Bai Chhau, nay là
thị trấn Mĩ Xuyên, thuộc huyện Mĩ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Trên đường chạy
ra biển Neang Chanh lần lượt vứt hết đồ đạt mang theo, trong đó có cái cần thố
(ống nhổ) trôi vào một cái Vàm. Vàm ấy, hiện nay được gọi là Vàm Pearn thô (đọc
trại âm là cân thô) thuộc địa bàn mĩ xuyên.
Tuy nàng đã ném
tất cả đồ đạc, của cải trả lại cho triều đình, song quan quân vẫn tiếp tục đuổi
theo.
Thấy thuyền của
triều đình đã gần kịp: biết mình không thể thoát được, Neang Chanh đứng trước
mũi thuyền khấn nguyện:
Nếu nàng vô tội,
bị oan thì sau khi chết, xin cho máu nàng biến thành nước biển Đông, sinh vật
vùng đó được mang tên các bộ phận trong cơ thể của nàng để nàng mãi gắn chặt với
vùng đất này và khi vua nhìn thấy cỏ cây sinh vật ấy sẽ luôn nhớ đến nàng.
Nguyện xong,
Neang Chanh nhảy xuống song tự tử. Xác nàng trôi ra cửa biển được đồng bào vớt,
đưa đi chôn.
Hiện ngôi mộ vẫn
còn gọi là mộ Neang Chanh và cửa biển đó gọi là Peam Chanh. Đồng bào Kinh nói
trại thành Cửa Mĩ Thanh, thuộc địa bàn huyện vĩnh châu tỉnh Sóc Trăng.
沒有留言 :
張貼留言