gay từ buổi đầu thực dân Pháp chiếm Việt Nam, lúa gạo của nước ta đã được tư bản Pháp khai thác xuất khẩu. Người Pháp nắm xuất khẩu gạo trực tiếp, thu mua cung ứng là người Hoa và thương lái cấp một hầu hết là người Việt.
法國暫領越南之初, 開始出口越南的稻米. 越南人直接出口稻米, 但是收買供應者是華人和越人貿易商.
Theo tác giả Hoàng Trang - Hoàng Anh, trong bài viết Thị trường lúa gạo Nam Kỳ 120 năm trước đăng trên Tạp chí Xưa và Nay tháng 3/2007: “Ngay khi thực dân Pháp chiếm Sài Gòn, thương nhân người Hoa đóng vai trò quan trọng trên thị trường lúa gạo Nam Kỳ”.
Cũng theo hai tác giả này, người Pháp không độc quyền thu mua gạo xuất khẩu trong giai đoạn đầu là do thương nhân Pháp mới chân ướt chân ráo đến Việt Nam, trong khi đó, thương nhân người Hoa có kinh nghiệm trong lĩnh vực thu mua lúa gạo lâu năm. Vì vậy, họ phải vừa cạnh tranh, vừa phải hợp tác với người Hoa để từng bước chiếm lĩnh thị trường lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Nhà văn Sơn Nam trong bài viết Cơn chuyển mình trước và sau Âu châu đại chiến ghi lại như sau: “Vào khoảng năm 1875 đến năm 1880, dân số Nam kỳ hơn 1.620.000 người, diện tích trồng tỉa là 520.000 mẫu, tính đổ đồng, mỗi người sản xuất được 518 kí lô lúa”. Diện tích đất trồng lúa thời ấy còn ít, đa số khai hoang theo hình thức thủ công, nhưng do đất đai phì nhiêu, dân số chưa bằng 1/10 dân số đồng bằng sông Cửu Long hiện nay nên gần 150 năm trước, Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo.
Do gạo xuất khẩu không đạt chất lượng, nên đã có cuộc họp ngày 12/9/1874 tại Sài Gòn giữa thương nhân người Âu và thương nhân người Hoa. Nội dung biên bản cuộc họp này có đoạn: “Thương nhân người Âu lo lắng về chất lượng gạo xuất khẩu, nguyên nhân là người bản xứ và thương nhân người Hoa không làm sạch gạo và pha trộn các loại gạo. Khẳng định toàn bộ nền thương mại của Sài Gòn dựa vào sản xuất lúa gạo, vì vậy phải có biện pháp chấn chỉnh chất lượng gạo thu mua xuất khẩu.
Tất cả thương nhân người Hoa ký tên dưới đây hứa danh dự với người Âu và chính bản thân họ rằng, họ sẽ chăm sóc nghiêm chỉnh chất lượng gạo chuyển đến Chợ Lớn. Thu mua lúa gạo không phù hợp với các hợp đồng đã ký sẽ phải bồi thường theo ấn định của trọng tài. Gạo làm mẫu sẽ đặt tại phòng thương mại, được sử dụng để đối chiếu trong trường hợp có tranh chấp”.
Đến đầu thế kỷ XX, người Pháp tiến hành khai thác vùng đất Hậu Giang. Toàn quyền Doumer cho đầu tư lớn để đào kinh nhằm phục vụ giao thông và khai phá đất hoang trồng lúa xuất khẩu. Năm 1901 - 1903, kinh Xà No được đào bằng bốn chiếc xáng. Đây là công trình thủy nông lớn nhất Nam kỳ thời đó, với độ dài 34km, mặt kênh rộng 60m, đáy 40m, xuyên qua vùng đất hoang vu rộng lớn nằm giữa hai tỉnh Cần Thơ - Rạch Giá.
Theo nhà văn Sơn Nam, từ sau khi có kinh chợ Gạo, kinh Xà No, kinh Quản Lộ và hệ thống kinh đào ở vùng đất Hậu Giang, An Giang, Rạch Giá, Vĩnh Long, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng lên không ngừng. Vào đầu thế kỷ XX, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trung bình khoảng 80.000 tấn gạo, sau khi có kinh Xà No, từ năm 1910, lượng gạo xuất khẩu tăng lên hơn 1 triệu tấn/năm. Tại Hậu Giang đã xuất hiện những trung tâm thu mua, xay xát lúa gạo cung ứng xuất khẩu, như ở Bảy Ngàn, Vị Thanh, Cái Răng, trong đó lớn nhất là Cái Răng.
Lực lượng thương lái người Việt trong thời Pháp thuộc rất mờ nhạt, nhưng nếu không có họ len lỏi chèo ghe, chèo thuyền mua gom lúa gạo ở những sông rạch chằng chịt vùng đồng bằng sông Cửu Long, làm gì có được gạo để người Hoa tàng trữ và cung ứng cho người Pháp xuất khẩu?
Sinh thời, cha tôi hay kể về những chuyện đời xưa, tôi còn nhớ vài chi tiết có liên quan đến thương lái Việt Nam: Ngày xưa ở Tam Bình, Vĩnh Long, đất đai hầu hết là của địa chủ, người dân là tá điền chỉ thuê đất canh tác. Địa chủ cho thuê đất mỗi năm từ 20 - 30 giạ lúa/mẫu, tiền thuê trâu, tiền vay lúa ăn khi làm mùa..., nông dân đều vay của địa chủ.
Khi mùa thu hoạch vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch, trước khi đóng lúa thuê ruộng, thuê trâu, trả lúa vay..., nông dân không được bán lúa cho thương lái Việt, gọi là lái lúa. Tương tự có lái trâu, lái heo. Cũng có người gọi là bạn hàng xáo đối với người thu mua lúa gạo. Mặc dù lái lúa đi mua dập dìu nhưng địa chủ cho người tuần tiểu, không cho tá điền bán lúa ra khỏi đồng đất do họ quản lý để chờ thu xong lúa nợ.
Ông Bùi Văn Tước, một lão nông năm nay đã 90 tuổi quê ở xã Mỹ Thuận, Bình Minh, Vĩnh Long cho biết: Một tá điền thuê 5 mẫu ruộng, mỗi năm làm một mùa được 400 giạ lúa (một giạ lúa bằng 20kg), đóng tiền lúa ruộng và tất cả mọi khoản cho địa chủ, nông dân còn từ 150 - 200 giạ lúa. Số lúa ấy, phần để ăn, phần bán dần cho lái lúa để chi xài trong năm.
Lái lúa, ngoài thu mua của nông dân cũng là người chịu mối thu mua của địa chủ từ các lẫm lúa, vựa lúa để cung ứng gạo cho Hoa kiều bán lại cho Tây xuất khẩu. Phần lớn họ đi bằng ghe chèo có trọng tải từ 1 - 4 tấn (chứa từ 50 - 200 giạ lúa). Vốn liếng của lái lúa người Việt không nhiều nên họ thu mua rồi về bán ngay cho chành lúa kiếm lời.
Với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại là mảnh đất để người Pháp khai thác theo kiểu thuộc địa, bên cạnh người Hoa có kinh nghiệm thương trường, lái lúa người Việt thời ấy xuất thân từ nông dân. Họ có chút ít vốn liếng, có khi là vốn vay của các chủ kho lúa, chành lúa rồi lấy công làm lời.
Với chiếc ghe chèo, quanh năm họ sống trên sông nước bằng nghề mua bán lúa. Nếu gặp thời, một vài người cũng vượt lên làm chủ nhà máy, chành lúa để kinh doanh lúa gạo, tuy nhiên, số này không nhiều. Thương lái lúa thời pháp thuộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khá nhiều, nhưng họ chỉ là thương lái cấp một.
法國暫領越南之初, 開始出口越南的稻米. 越南人直接出口稻米, 但是收買供應者是華人和越人貿易商.
Theo tác giả Hoàng Trang - Hoàng Anh, trong bài viết Thị trường lúa gạo Nam Kỳ 120 năm trước đăng trên Tạp chí Xưa và Nay tháng 3/2007: “Ngay khi thực dân Pháp chiếm Sài Gòn, thương nhân người Hoa đóng vai trò quan trọng trên thị trường lúa gạo Nam Kỳ”.
Nhà văn Sơn Nam trong bài viết Cơn chuyển mình trước và sau Âu châu đại chiến ghi lại như sau: “Vào khoảng năm 1875 đến năm 1880, dân số Nam kỳ hơn 1.620.000 người, diện tích trồng tỉa là 520.000 mẫu, tính đổ đồng, mỗi người sản xuất được 518 kí lô lúa”. Diện tích đất trồng lúa thời ấy còn ít, đa số khai hoang theo hình thức thủ công, nhưng do đất đai phì nhiêu, dân số chưa bằng 1/10 dân số đồng bằng sông Cửu Long hiện nay nên gần 150 năm trước, Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo.
Do gạo xuất khẩu không đạt chất lượng, nên đã có cuộc họp ngày 12/9/1874 tại Sài Gòn giữa thương nhân người Âu và thương nhân người Hoa. Nội dung biên bản cuộc họp này có đoạn: “Thương nhân người Âu lo lắng về chất lượng gạo xuất khẩu, nguyên nhân là người bản xứ và thương nhân người Hoa không làm sạch gạo và pha trộn các loại gạo. Khẳng định toàn bộ nền thương mại của Sài Gòn dựa vào sản xuất lúa gạo, vì vậy phải có biện pháp chấn chỉnh chất lượng gạo thu mua xuất khẩu.
Tất cả thương nhân người Hoa ký tên dưới đây hứa danh dự với người Âu và chính bản thân họ rằng, họ sẽ chăm sóc nghiêm chỉnh chất lượng gạo chuyển đến Chợ Lớn. Thu mua lúa gạo không phù hợp với các hợp đồng đã ký sẽ phải bồi thường theo ấn định của trọng tài. Gạo làm mẫu sẽ đặt tại phòng thương mại, được sử dụng để đối chiếu trong trường hợp có tranh chấp”.
Đến đầu thế kỷ XX, người Pháp tiến hành khai thác vùng đất Hậu Giang. Toàn quyền Doumer cho đầu tư lớn để đào kinh nhằm phục vụ giao thông và khai phá đất hoang trồng lúa xuất khẩu. Năm 1901 - 1903, kinh Xà No được đào bằng bốn chiếc xáng. Đây là công trình thủy nông lớn nhất Nam kỳ thời đó, với độ dài 34km, mặt kênh rộng 60m, đáy 40m, xuyên qua vùng đất hoang vu rộng lớn nằm giữa hai tỉnh Cần Thơ - Rạch Giá.
Theo nhà văn Sơn Nam, từ sau khi có kinh chợ Gạo, kinh Xà No, kinh Quản Lộ và hệ thống kinh đào ở vùng đất Hậu Giang, An Giang, Rạch Giá, Vĩnh Long, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng lên không ngừng. Vào đầu thế kỷ XX, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trung bình khoảng 80.000 tấn gạo, sau khi có kinh Xà No, từ năm 1910, lượng gạo xuất khẩu tăng lên hơn 1 triệu tấn/năm. Tại Hậu Giang đã xuất hiện những trung tâm thu mua, xay xát lúa gạo cung ứng xuất khẩu, như ở Bảy Ngàn, Vị Thanh, Cái Răng, trong đó lớn nhất là Cái Răng.
Lực lượng thương lái người Việt trong thời Pháp thuộc rất mờ nhạt, nhưng nếu không có họ len lỏi chèo ghe, chèo thuyền mua gom lúa gạo ở những sông rạch chằng chịt vùng đồng bằng sông Cửu Long, làm gì có được gạo để người Hoa tàng trữ và cung ứng cho người Pháp xuất khẩu?
Sinh thời, cha tôi hay kể về những chuyện đời xưa, tôi còn nhớ vài chi tiết có liên quan đến thương lái Việt Nam: Ngày xưa ở Tam Bình, Vĩnh Long, đất đai hầu hết là của địa chủ, người dân là tá điền chỉ thuê đất canh tác. Địa chủ cho thuê đất mỗi năm từ 20 - 30 giạ lúa/mẫu, tiền thuê trâu, tiền vay lúa ăn khi làm mùa..., nông dân đều vay của địa chủ.
Khi mùa thu hoạch vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch, trước khi đóng lúa thuê ruộng, thuê trâu, trả lúa vay..., nông dân không được bán lúa cho thương lái Việt, gọi là lái lúa. Tương tự có lái trâu, lái heo. Cũng có người gọi là bạn hàng xáo đối với người thu mua lúa gạo. Mặc dù lái lúa đi mua dập dìu nhưng địa chủ cho người tuần tiểu, không cho tá điền bán lúa ra khỏi đồng đất do họ quản lý để chờ thu xong lúa nợ.
Ông Bùi Văn Tước, một lão nông năm nay đã 90 tuổi quê ở xã Mỹ Thuận, Bình Minh, Vĩnh Long cho biết: Một tá điền thuê 5 mẫu ruộng, mỗi năm làm một mùa được 400 giạ lúa (một giạ lúa bằng 20kg), đóng tiền lúa ruộng và tất cả mọi khoản cho địa chủ, nông dân còn từ 150 - 200 giạ lúa. Số lúa ấy, phần để ăn, phần bán dần cho lái lúa để chi xài trong năm.
Lái lúa, ngoài thu mua của nông dân cũng là người chịu mối thu mua của địa chủ từ các lẫm lúa, vựa lúa để cung ứng gạo cho Hoa kiều bán lại cho Tây xuất khẩu. Phần lớn họ đi bằng ghe chèo có trọng tải từ 1 - 4 tấn (chứa từ 50 - 200 giạ lúa). Vốn liếng của lái lúa người Việt không nhiều nên họ thu mua rồi về bán ngay cho chành lúa kiếm lời.
Với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại là mảnh đất để người Pháp khai thác theo kiểu thuộc địa, bên cạnh người Hoa có kinh nghiệm thương trường, lái lúa người Việt thời ấy xuất thân từ nông dân. Họ có chút ít vốn liếng, có khi là vốn vay của các chủ kho lúa, chành lúa rồi lấy công làm lời.
Với chiếc ghe chèo, quanh năm họ sống trên sông nước bằng nghề mua bán lúa. Nếu gặp thời, một vài người cũng vượt lên làm chủ nhà máy, chành lúa để kinh doanh lúa gạo, tuy nhiên, số này không nhiều. Thương lái lúa thời pháp thuộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khá nhiều, nhưng họ chỉ là thương lái cấp một.
Từ khóa / Tag
沒有留言 :
張貼留言